Thực tế chính trị, kinh tế và quân sự Bức_màn_sắt

Khối phía đông

Bản đồ năm 1938 với các biên giới hiện nay (màu xanh lá). Biên giới được điều chỉnh tô màu đen. Lãnh thổ CHXHCNXV Liên bang Nga sau năm 1945 màu đỏ đậm. Lãnh thổ của những nước Cộng hòa Xô viết được sáp nhập sau đó màu đỏ nhạt. Lãnh thổ quốc gia vệ tinh của Liên Xô màu hồng.
Bài chi tiết: Khối phía đông

Trong khi thời gian Bức màn sắt tồn tại, một số quốc gia ở Đông Âu và nhiều quốc gia ở Trung Âu (ngoại trừ Tây Đức, Liechtenstein, Thụy SĩÁo) nằm sự điều khiển của Liên Xô. Liên Xô sáp nhập một vài quốc gia thành nước Cộng hòa Xô viết thuộc Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Nhiều nước trong số này nguyên thủy là các quốc gia do Đức Quốc xã nhượng lại trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, trước khi Đức xâm lược Liên Xô. Những lãnh thổ được sáp nhập sau này còn có phía đông Ba Lan (nhập vào ba nước cộng hòa Xô viết khác nhau)[13], Latvia (trở thành CHXHCNXV Latvia)[14][14][15], Estonia (trở thành CHXHCNXV Estonia),[14][15] Litva (trở thành CHXHCNXV Litva)[14][15], một phần phía đông Phần Lan (sáp nhập vào CHXHCNXV Liên bang Nga)[16] và phía bắc Rumani (trở thành CHXHCNXV Moldavia).[17][18]

Các quốc gia khác chuyển thành các quốc gia vệ tinh của Liên Xô, như Đông Đức,[19] Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Cộng hòa Nhân dân Hungary,[20] Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc,[21] Cộng hòa Nhân dân RumaniCộng hòa Nhân dân Albania,[22] quốc gia tự tách mình ra khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô và hướng về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Các quốc gia thuộc Khối phía đông hoặc là nước Cộng hòa của Liên Xô hoặc là do một chính phủ do Liên Xô dựng lên lãnh đạo, ngoại trừ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, vẫn giữ được sự độc lập hoàn toàn.

Về phía đông của Bức màn sắt, nhiều quốc gia đã phát triển những liên minh kinh tế và quân sự quốc tế của riêng mình, như COMECONHiệp ước Warszawa.

Khối phía tây

Bức màn sắt ở Đức (gần Witzenhausen-Heiligenstadt

Về phía tây của Bức màn sắt, các quốc gia thuộc Tây Âu, Bắc ÂuNam Âu—cùng với Áo, Tây Đức, LiechtensteinThụy Sĩ—thực hiện kinh tế thị trường. Với ngoại lệ là một thời kỳ của chủ nghĩa phát xítTây Ban NhaBồ Đào Nhachính quyền độc tài quân sựHy Lạp, những nước này đều do các chính phủ dân chủ lãnh đạo.

Phần lớn các quốc gia ở phía tây Bức mang sắt— với ngoại lệ là Thụy Sĩ, Liechtenstein, Áo, Thụy Điển, Phần LanIreland giữ trung lập—đều là đồng minh với Hoa KỳCanada trong NATO. Về mặt kinh tế, Cộng đồng châu ÂuHiệp hội Thương mại Tự do châu Âu là bản sao đối lập của COMECON, mặc dù các quốc gia trung lập trên danh nghĩa vẫn gần gũi về kinh tế với Hoa Kỳ hơn là các nước thuộc Khối Warszawa.

Chia cắt sâu hơn vào cuối thập niên 1940

Vào tháng 1 năm 1947, Truman chỉ định Tướng George Marshall làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, vứt bỏ chỉ thị 1067 của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, biểu hiện cho Kế hoạch Morgenthau và thay thế nó bằng chỉ thị 1779, trong đó nói rằng một châu Âu thứ tự và thịnh vượng cần phải có sự đóng góp về kinh tế của một nước Đức ổn định và có năng suất."[23]. Các quan chức chính phủ đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov và những người khác để thúc đẩy một nước Đức tự cung tự cấp về mặt kinh tế, bao gồm một sự tính toán chi tiết về các nhà máy công nghiệp, sản phẩm và cơ sở hạ tầng đã bị Liên Xô đánh sập[24]. Sau sáu tuần thương lượng, Molotov đã từ chối những đòi hỏi và cuộc thảo luận phải hoãn lại[24]. Marshall cảm thấy khá chán nản sau cuộc gặp cá nhân với Stalin, người tỏ thái độ ít quan tâm đến giải pháp cho vấn đề kinh tế của Đức[24]. Hoa Kỳ kết luận rằng một giải pháp là việc không thể chờ đợi được nữa[24]. Trong bài diễn văn vào ngày 5 tháng 6 năm 1947,[25] Marshall đã thông báo một chương trình trợ giúp toàn diện từ Hoa Kỳ cho tất cả các nước châu Âu nào muốn tham gia, bao gồm cả Liên Xô và những nước ở Đông Âu, gọi là Kế hoạch Marshall.[24]

Stalin phản đối Kế hoạch Marshall. Ông đã tạo dựng một Khối phía đông làm vành đai bảo vệ các quốc gia do Liên Xô điều khiển ở biên giới phía tây của mình[26], và muốn duy trì khu vực đệm gồm các quốc gia này cùng với một nước Đức yếu ớt chịu sự điều khiển của Liên Xô[27]. Lo sợ sự thâm nhập của nền chính trị, văn hóa và kinh tế của Hoa Kỳ, Stalin cuối cùng đã cấm các quốc gia ở khối phía đông thuộc Cominform vừa mới thành lập không được chấp nhận gói cứu trợ từ Kế hoạch Marshall[24]. Tại Tiệp Khắc, nơi đã cần phải có một cuộc đảo chính vào năm 1948 do Liên Xô hậu thuẫn[28], sự tàn bạo của sự kiện này đã gây sốc đến các thế lực phương Tây nhiều hơn bất kỳ một sự kiện nào xảy ra trước đó và nhanh chóng lan truyền nỗi sợ hãi xảy ra chiến tranh và quét sạch những vết tích cuối cùng của sự phản đối Kế hoạch Marshall tại Quốc hội Hoa Kỳ[29].

Mối quan hệ càng xấu hơn nữa khi vào tháng 1 năm 1948, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng xuất bản một tập tài liệu có nhan đề Mối quan hệ giữa Quốc xã-Liên Xô, 1939–1941: Những tài liệu từ Kho lưu trữ của Bộ ngoại giao Đức, trong đó có chứa những tài liệu được phục hồi từ Bộ Ngoại giao Đức Quốc xã[30][31] tiết lộ những cuộc đối thoại của Liên Xô với Đức liên quan đến Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, bao gồm giao thức bí mật phân chia Đông Âu[32][33], Thỏa thuận Thương mại Đức-Xô 1939[32][34], và những thảo luận về việc Liên Xô có khả năng trở thành Trục thứ tư[35]. Để phản pháo, một tháng sau đó, Liên Xô cho xuất bản Những xuyên tạc lịch sử, một cuốn sách do Stalin biên tập và viết lại một phần để tấn công phương Tây[30][36].

Sau Kế hoạch Marshall, việc giới thiệu một đồng tiền mới cho Tây Đức để thay thế cho đồng Reichsmark của phát xít và việc các đảng cộng sản thua cuộc trong những cuộc bầu cử lớn, vào tháng 6 năm 1948, Liên Xô cắt đứt con đường bộ dẫn đến Berlin, khởi đầu cho việc Phong tỏa Berlin, cắt tất cả nguồn thức ăn, nước và các nguồn cung khác không phải của Liên Xô đối với khu vực Berlin không do Liên Xô kiểm soát[37]. Vì Berlin nằm trong khu vực nước Đức do Liên Xô chiếm đóng, phương thức tiếp tế duy nhất cho thành phố là ba vùng hành lang bay hạn chế[38]. Một chiến dịch tiếp tế bằng đường hàng không khổng lồ đã được Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các nước khác khởi động, sự thành công của nó đã khiến cho Liên Xô phải dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tháng 5 năm 1949.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bức_màn_sắt http://www.brianrose.com/lostborder.htm http://www.churchill-speeches.com/speech_player/in... http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/episodes/02/r... http://www.ndtv.com/convergence/ndtv/story.aspx?id... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/goeb49.htm http://www.uwec.edu/Geography/Ivogeler/Papers/Germ... http://www.europebybike.org/travels_by_bike_in_eur... http://www.ibiblio.org/pha/nsr/nsr-preface.html http://en.wikisource.org/wiki/Iron_Curtain_Speech